Sóng nhựa là gì? Phân loại và ứng dụng

Sóng nhựa là sự lựa chọn của rất nhiều nhà xưởng, đại lý trái cây sử dụng để đựng nông sản. Đây là sản phẩm có tính ứng dụng cao và độ bền tốt. Hãy cùng NHỰA VĂN MINH theo dõi bài viết sau đây để nắm chi tiết hơn về thông tin của sản phẩm này nhé!

Sóng nhựa là gì?

Sóng nhựa hay còn được gọi là sọt đựng trái cây, sóng cá, rổ nhựa đựng rau, rổ đựng nông sản… tùy theo từng vùng miền và mục đích sử dụng sóng sẽ có tên gọi khác nhau. Chất liệu làm sóng nhựa thường là nhựa nguyên sinh nên bền bỉ và an toàn đối với người sử dụng.

Sóng nhựa là một khối nhựa liền khối được đúc thành dạng hình hộp chữ nhật rỗng, hở nắp. Sóng nhựa có tay cầm và được thiết kế nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau để phục vụ cho mục đích bảo quản, vận chuyển hàng hóa và nông sản, đặc biệt là trái cây và rau quả. Đối với các loại sóng nhựa lớn có thể chứa được khối lượng hàng hoá nhiều trong một lần vận chuyển.

Phân loại sóng nhựa

  • Phân loại theo cấu trúc

Dựa theo cấu trúc sóng nhựa được chia thành 2 loại sóng nhựa hở và sóng bít.

Sóng nhựa hở: Loại sóng nhựa có các cạnh và mặt đáy hình chữ nhật với đường sóng đan hở khắp bề mặt. Các lỗ hở đan lưới này giúp nước và hơi ẩm có thể thoát ra ngoài để trái cây bên trong không bị úng. Thông thường giá thành của sóng nhựa hở sẽ rẻ hơn sóng nhựa bít.

Sóng nhựa bít: Loại sóng nhựa có cấu trúc liền khối đặc kín, nó có thể đựng được nước và chống nhiễm điện cho các sản phẩm linh kiện điện tử. Do chất liệu nhựa khá dày nên trọng lượng của sóng nhựa bít cũng nặng hơn sóng nhựa hở.

  • Phân loại theo kích thước

Sóng nhựa có khá đa dạng các kích thước khác nhau như: 1T0, 1T5, 1T9, 2T0, 2T2, 2T5, 3T1, 3T9, 4T5, 5T4.

Các kích thước này tương đương với chiều cao của sóng: 1T0 tức là sóng nhựa cao 1 tấc tương đương với 10cm. Tương tự 1T5 – 1,5 tấc – 15cm.

Trong đó kích thước 5T4 – 5,4 tấc – 54cm là loại cỡ đại, có kích thước lớn nhất trong tất cả các loại sóng nhựa.

Cấu trúc sóng nhựa

Cấu trúc sóng bao gồm có phần khung, đáy, các mặt và tay nắm.

  • Khung sóng

Khung sóng thường được gia cố bằng 4 thanh nhựa dày ở 4 cạnh góc tạo thành một khung sóng bền chặt, chịu được sức nặng tốt mà không bị biến dạng.

  • Đáy sóng

Mặt đáy sóng bằng phẳng với các đường gân đan xen dày đặc bên dưới để hàng hoá không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

  • Các mặt sóng

Tuỳ thuộc vào loại sóng là hở hay bít mà các mặt sóng sẽ được gia công dạng lưới hay kín bít. Các mặt sóng tạo nên hình thù đặc trưng của sóng nhựa và tạo nên không gian lòng sóng bên trong.

  • Tay nắm

Tay nắm trên sóng nhựa là bộ phận rất quan trọng vì nó có liên quan đến hành vi cầm nắm và sử dụng ở người dùng. Có 2 loại tay nắm là loại tay nắm rìa và tay nắm liền mặt sóng.

Tay nắm liền mặt sóng sử dụng bằng cách luồn lòng bàn tay qua tay nắm và nhấc sóng lên. Trong khi đó tay nắm rìa nằm ở phía ngoài mặt sóng, được sử dụng bằng cách đưa các ngón tay móc vào khoang rỗng tay nắm và nhấc sóng lên.

Đặc điểm của sóng nhựa

Công dụng chính của sóng nhựa là đựng các sản phẩm như trái cây, nông sản, đồ gia dụng cũng như các loại hàng hóa tươi sống đã qua chế biến, giúp hàng hóa tránh bị ẩm mốc, hỏng hóc.

Màu sắc đa dạng: vàng, xanh lá, xanh dương, đỏ nên có tính ứng dụng cao trong việc phân loại hàng hoá.

Khi không sử dụng có thể xếp chồng sóng nhựa lên nhau vừa vặn mà không bị đổ. Sóng càng có kích thước nhỏ khả năng xếp chồng được nhiều hơn.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng sóng nhựa công nghiệp

Sóng nhựa là một trong những công cụ không thể thiếu trong quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển trái cây. Để sử dụng đúng cách và kéo dài độ bền của sóng nhựa, các bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Chọn loại sóng phù hợp: Trước khi mua sóng nhựa, bạn cần xác định mục đích sử dụng cũng như sản phẩm cần chứa và các yêu cầu về khối lượng, kích cỡ. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn loại sóng nhựa hở hay sóng nhựa bít.

Sử dụng đúng cách: Khi sử dụng, bạn cần lưu ý đến tải trọng tối đa mà sóng nhựa có thể chịu đựng. Không được chất quá tải hoặc quá cao so với khả năng chịu tải của sóng. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng sóng bị nứt, cong hoặc hỏng.

Bảo quản sóng nhựa đúng cách: Khi không sử dụng, bạn cần đặt sóng nhựa ở nơi khô ráo, thoáng mát và không bị ẩm ướt. Đặc biệt tránh để sóng nhựa tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc để nơi có nhiệt độ cao. Trong quá trình bảo quản, bạn nên kiểm tra thường xuyên tránh tình trạng hư hỏng.

Vệ sinh sóng nhựa định kỳ: Để bảo đảm sóng nhựa luôn sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng, bạn cần vệ sinh sóng nhựa định kỳ bằng cách dùng chất tẩy rửa hoặc nước sạch. Nếu rổ nhựa bị bẩn hoặc dính bụi bẩn, bạn có thể dùng bàn chải mềm để tẩy sạch bụi, dơ trên bề mặt của chúng. Bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh rổ, vì nó có thể làm hư hoặc làm giảm độ bền của sản phẩm.

Vận chuyển và xếp dỡ đúng cách: Khi điều hàng hóa bằng sóng nhựa, bạn nên đảm bảo rổ được cố định trên các phương tiện vận chuyển để tránh rơi, vỡ trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, khi xếp dỡ hàng hóa, bạn nên đặt rổ ở địa điểm phù hợp, có thể chịu được trọng lượng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Thay thế sóng nhựa khi cần thiết: Mặc dù có được đánh giá có độ bền tốt nhưng sóng nhựa cũng không thể tránh khỏi tình trạng hư hỏng do sử dụng quá lâu. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần thay thế rổ mới để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và người sử dụng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm sóng nhựa công nghiệp. Nếu các bạn có nhu cầu mua sóng nhựa, chậu nhựa, rổ nhựa hãy liên hệ với hotline 0919 338 178 - 0979 242 766 tại đơn vị NHỰA VĂN MINH để được tư vấn và báo giá ngay nhé!